Rate this post

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) còn được gọi là NN tự nhiên. NNHC là hệ thống sản xuất không sử dụng hoặc loại trừ các chất hoá học tổng hợp và vật liệu biến đổi gen trong các vật tư đầu vào, tạo điều kiện cho sự chuyển hoá khép kín vật chất trong hệ sinh thái NN, chỉ được sử dụng các vật tư được quy định của tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ.

 

 

 

 

 

Tính đến năm 2019, khoảng 70.000.000 hécta (170.000.000 mẫu Anh) trên toàn thế giới đã được canh tác hữu cơ, chiếm khoảng 1,4% tổng diện tích đất nông nghiệp trên thế giới.

NNHC được xác định bởi việc sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ như phân chuồng bón ruộng, phân xanh và bột xương và nhấn mạnh vào các kỹ thuật như luân canh và canh tác xen canhThiên địch, trồng hỗn hợp và việc bồi dưỡng động vật ăn côn trùng được khuyến khích. Các tiêu chuẩn hữu cơ được thiết kế để cho phép sử dụng các chất tự nhiên đồng thời cấm hoặc hạn chế nghiêm ngặt các chất tổng hợp.  Do vậy, Chế phẩm vi sinh là một nguồn dinh dưỡng tối ưu cho đất và cây trồng trong lĩnh vực NN hữu cơ nói riêng cũng như NN nói chung

    Vi sinh đối kháng dùng để ủ phân chuồng, phân hủy Cellulose, hạn chế bệnh trong đất - TKD

Tại Việt Nam, xu hướng sản xuất NNHC đang được doanh nghiệp, người sản xuất và người tiêu dùng quan tâm  trong bối cảnh yêu cầu về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường ngày càng tăng. Việt Nam được IFOAM (Liên đoàn các phong trào NNHC quốc tế) công nhận là nước có sản xuất NNHC.  Theo số liệu thống kê của IFOAM, năm 2015, Việt Nam có 76.666 ha NNHC, tương đương 0,7% diện tích đất NN, với 3.816 nông dân sản xuất hữu cơ. Các sản phẩm NNHC chủ yếu của Việt Nam là gạo, tôm, dừa, cà phê, cacao, sữa, chè, rau, quả, quế, hồi, tinh dầu….

Hiện Việt Nam đã có nhiều tấm gương sáng trong công cuộc phát triển NNHC nước nhà, điển hình như chị Đặng Thị Cuối, Hội viên nông dân xã Đan Phượng: Người tiên phong tại địa phương đầu tư lĩnh vực sản xuất rau hữu cơ; tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Chị nhiều lần được nhận bằng khen của Bộ NNPTNT, TP và huyện Đan Phượng.

Đến thăm trang trại của nữ nông dân tỷ phú vào 1 ngày hè oi ả, gặp chị thật bất ngờ về sự giản dị của nữ tỷ phú, mái tóc tém, làn da rám nắng, cơ thể nhỏ nhắn nhưng chị vẫn luôn chân tay vừa hái rau vừa trò chuyện cùng chúng tôi. Chị nói: “Cơ ngơi hiện nay là điều không tưởng đối với vợ chồng tôi những năm về trước. 16 năm đi làm thuê tại những trang trại trồng rau hữu cơ ở Đài Loan, mỗi ngày tôi phải làm việc hơn 10 tiếng, trồng rau như chăm “con mọn” phải kỹ lưỡng từ khâu làm đất đến gieo trồng, tưới nước. Bên đó họ làm nông nghiệp thực sự khác so với quê mình, đầu tư bài bản từ nhà màng, nhà kính, chọn giống rau đến sơ chế, làm sạch cho vào bao bì chở đến các siêu thị… Tất cả điều đó không chỉ tạo cho tôi một niềm đam mê mà còn thôi thúc tôi phải mang nghề này về gây dựng ở quê nhà…”.

Quy trình sản xuất của chị Cuối rất bài bản, hoàn toàn khép kín trong hệ thống nhà màn. Bắt đầu từ khâu xử lí đất, thay vì phun thuốc diệt cỏ, sau khi thu hoạch sẽ dùng đèn khò phun lửa trực tiếp để tiêu diệt nấm bệnh, trứng sâu bọ mà không hại đến giun. Xử lí đất xong, vãi hạt rau và đóng cửa vườn từ 20-30 ngày, sau đó có thể thu hoạch theo từng loại rau.

Ngoài việc dùng chế phẩm – TKD để ủ phụ phẩm nông nghiệp như: phân chuồng, đậu tương, đầu cá và rơm rạ thành phân bón hữu cơ thì chị Cuối còn bổ sung thêm Chế phẩm vi sinh bồi dưỡng đất – THTchế phẩm tổng hợp – TH nhằm cải thiện đất, hạn chế vi sinh vật gây hại cho rễ, giảm tác hại các chất độc hại trong đất giúp cho nông sản ở trang trại của chị lúc nào cũng đạt được năng suất tối đa với chất lượng cao nên sản phẩm của trang trại luôn được thương lái đặt hàng từ khi cây mới ươm giống. Rau củ quả của chị còn được cung cấp cho rất nhiều trường mầm non trong địa bàn huyện do đảm bảo được về chất lượng hữu cơ giúp có độ an toàn cao cho người sử dụng.

Hẹn chị sẽ quay lại vào một ngày gần nhất để học hỏi những kinh nghiệm và kĩ thuật trồng trọt theo hình thức NNHC kèm những lời khuyên hữu ích trong việc phát huy tối ưu tác dụng của Chế phẩm vi sinh trong NN

 

 

Gọi ngay