Cây Quế là loài cây được trồng để lấy gô, làm dược liệu chữa bệnh, gia vị và nguyên liệu trong nhiều ngành công nghiệp chế biến. Đây là cây phát triển kinh tế của nhiều địa phương.
Sâu bệnh hại trên cây quế gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển và năng suất diện tích Quế của người dân. Vì vậy người dân cần chủ động theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời để tránh gây thiện hại lớn. Một số sâu bệnh gây hại cho cây Quế như: Bệnh phấn trắng, sâu róm ăn lá, sâu đục cành:
1. Bệnh phấn trắng:
Ban đầu trên lá xuất hiện những đốm vàng, làm mất màu xanh của lá, dễ dàng nhận thấy cả mặt trước và mặt sau lá,những đốm vàng được phủ một lớp bột màu trắng,bao phủ mặt dưới lá, thành từng đám rồi lan rộng ra khắp phiến lá. Lá bị bệnh sẽ bị vàng, quăn lại, héo, hoại tử dẫn đến khô và rụng, bệnh nặng lá rụng, cây còn trơ trọi cành.
Thời gian bệnh xuất hiện nhiều từ tháng 3 đến tháng 5.
2. Sâu róm ăn lá:
Sâu phát triển mạnh từ tháng 2 đến tháng 9 đây là thời kì quế bắt đầu ra lộc. Sâu non nhả tơ, di chuyển theo gió và hóa nhộng dưới đất.
3. Sâu đục thân cành:
Sâu trưởng thành xuất hiện tháng 6 đến tháng 7 , đẻ trứng ở kẽ nứt của vỏ cây, sâu non nở ra đục lỗ xuyên qua thân, cành cây.
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ
1. Xử lý thực bì: Tiến hành phát dọn thực bì, vệ sinh rừng để loại bỏ những mầm bệnh ở lớp tàn dư, tỉa cây, tạo độ thông thoáng và ánh sáng để cây phát triển tốt, chặt bỏ cây còi cọc, cây bị sâu bệnh hại nặng.
2. Chọn giống: Chọn những cây giống khỏe mạnh, sinh trưởng tốt để tăng sức đề kháng đối với bệnh.
3. Biện pháp phòng trừ thủ công: Tìm bắt giết nhộng dưới mặt đất, xung quanh gốc và trên lá cây, không săn bắt và bảo vệ những loài thiên địch có ích như: Kiến, ong, chim, các loại bò sát
4. Biện pháp phòng trừ thuốc hóa học: Khi mật độ sâu, bệnh tăng cao, tùy vào từng loại sâu bệnh để tiến hành sử dụng các loại thuốc hóa học kết hợp phun bằng máy khói để phòng trừ:
Đối với sâu ăn lá: Sử dụng chế phẩm sinh học Delfin 32 WG (Bacillus thuringiensis) và Bitadin WP (Bacillus thuringiensis và Granulosis virus) để phòng trừ sâu ăn lá quế cho hiệu quả rất tốt và an toàn với môi trường. Dùng máy phun động cơ áp lực cao, phun cả trên tán cây và dưới mặt đất, phun bao vây xung quanh ổ dịch.
Đối với sâu đục thân cành: Dùng thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học
như: thuốc trừ sâu có hoạt chất Abamectin (Abatox 3.6 EC; BP Dygan 5.4 EC…); Cartap (Bazan 5 GR; Gà nòi 4 GR, 95 SP,…)
Đối với bệnh khô lá, bệnh phấn trắng: Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất
như:;Difenoconazole150g/l+Propiconazole 150g/l (Tilt super 300 EC, Sagograin 300EC,Ni-tin300EC,…).
Lưu ý: Sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì, thực hiện nguyên tắc 4 đúng, thu gom vỏ bao bì thuốc sau khi sử dụng để đúng nơi quy định./.
Sử dụng kết hợp thuốc Bảo vệ thực vật với Máy phun thuốc dạng khói:
Hiệu quả phun cao do lá quế dày và cây quế cao nên phun dạng khói thuốc phun sẽ tiếp cận được đến hết cây, mặt trước và mặt sau của lá, khe kẽ cây…
Máy phun dễ dàng mang theo khi di chuyển
Tiết kiệm chi phí như thuốc và nhân công, thời gian phun
Lưu ý: Phun thuốc hiệu quả nhất là lúc sáng sớm hoặc chiều tối.
Đặt hàng/Tư vấn online:
Miền Bắc: Ms Phương 086 8579188
Miền Trung: Ms Thúy 086 8972586
Miền Nam: Ms Loan 086 9971186
*