Rate this post

Mối/Termite

Cách đây hơn 100 triệu năm Mối đã có mặt trên hành tinh này. Mối là một trong ba loài côn trùng “xã hội” như Ong và Kiến. Côn trùng xã hội có tổ chức chặt chẽ dưới sự điều phối và điều hành của một con Chúa.

Điều khác biệt của Mối so với Ong và Kiến là quy mô số lượng thành viên trong tổ mối có thể lên đến hàng chục triệu cá thể bởi mỗi ngày Mối chúa sản sinh ra khoảng 3000 ấu trùng mối non. Chính vì sô lượng cá thể đông nên Mối cần một lượng lớn thức ăn. Thức ăn của Mối là Cellulose chủ yếu có trong gỗ, vải.

Hàng năm, cứ vào đầu hè Mối bắt đầu phân tách đàn mở rộng vùng tìm kiếm thức ăn. Bạn sẽ thấy những ngày oi nóng trước cơn dông Mối cánh bắt đầu bay ra mượn sức gió đưa chúng đi xa hơn để có nguồn thức ăn mới. Khi rụng cánh chúng cặp đôi với nhau tìm nơi để hình thành tổ Mối mới.

Bên trong những ngôi nhà tráng lệ không thể thiếu các vật dụng, vật trang trí tô điểm cho ngôi nhà sang trọng là sử dụng nhiều gỗ, dù là gỗ tự nhiên hay công nghiệp thì thành phần chính vẫn là Cellulose nguồn thức ăn chính của Mối.

Mỗi năm theo thống kê của Hoa Kỳ thì Mối phá hoại hơn một tỉ đô la vật dụng, nhà cửa có sử dụng vật liệu là gỗ. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cũng là nơi thích hợp cho nhiều loại côn trùng phát triển trong đó có Mối.

1. Mối xâm nhập vào nhà bạn bằng cách nào?

  • Vũ hóa hàng năm: Mối phân đàn bay vào nhà  làm tổ.
  • Trong quá trình xây dựng nhà cửa lên tổ Mối mà biết.
  • Theo đồ đạc từ ngoài mang vào nhà.
  • Chui từ nhà này sang nhà khác qua tường vách, hệ thống nước cấp, nước thải.

2. Làm thế nào phát hiện Mối trong nhà?

Mối di chuyển và phá hoại khá kín đáo nên việc phát hiện ra Mối thì gần như đồ đã bị hỏng hoặc mục nát. Sau đây tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số cách kiểm tra xem nhà mình có Mối phá hoại không.

Đầu hè trước những cơn dông Mối bay ra từ trong nhà. Đây là dấu hiệu nhà bạn đã có tổ Mối.

Bạn có thể dùng tuốc lô vít 2 cạnh lách vào nẹp ốp chân tường, nẹp khuôn cửa lách nhẹ xem có Mối hoạt động bên trong không?

Bạn dùng cán tuốc lô vít gõ vào các khuôn cửa xem tiếng kêu có chắc không hay kêu bộp bộp nghĩa là Mối đã ăn rỗng khuôn cửa.

Bạn sử dụng đèn pin soi vào các hộc tủ bếp, kho đựng đồ lâu không dùng đến hay gầm cầu thang xem có các đường mui hay đất đắp đầy lên không.

Hiện tượng các cầu dao điện hay nhảy mà không phải nguyên nhân quá tải thì khả năng cao Mối đã xâm đường điện ngầm.

3. Nếu nhà có Mối thì làm như nào?

Bạn nên nhờ một đơn vị Kiểm soát côn trùng uy tín tư vấn giải pháp cho bạn.

4. Các cách phòng ngừa Mối

Khi bạn xây ngôi nhà mới tốt nhất bạn nên phòng chống mối ngay từ móng.

Có nhiều giải pháp như:

  1. Tạo hàng rào ngừa mối bằng hóa chất. Đây là cách làm độc hóa một lớp đất ngăn ngừa mối xâm nhập từ nền, từ xung quanh lên công trình.
  2. Cài đặt hệ thống lưới không gỉ vào các điểm tiếp xúc giữa công trình và nền đất tự nhiên.
  3. Cài đặt hệ thống trạm bẫy mối xung quanh công trình cần bảo vệ.
  4. Ngâm tẩm bằng thuốc ngừa mối mọt các vật liệu gỗ trước khi lắp đặt như: sàn gỗ, khuôn cửa, trần, ốp tường, cầu thang.

Chúc các bạn thành công.

Nếu cần tìm hiểu kỹ hơn xin vui lòng liên hệ Tel/zalo: 0903221099

Gọi ngay