Phân Lân được bà con nông dân sử dụng để bón cây ăn trái thường là lân khó tan vì Lân hòa tan hầu hết có tính axit nên dễ làm đất bị chua. Khi sử dụng lân khó tan cần phải biết cách phân giải lân. Nếu không để ý đến công đoạn này, lượng phân lân sẽ tồn dư trong đất rất nhiều, gây ra hiện tượng thoái hóa đất, khiến đất bạc màu và mất chất dinh dưỡng
- Phân lân là gì?
Phân lân là loại phân hóa học có chứa photpho. Phân lân cung cấp photpho hoá hợp cho cây dưới dạng ion photphat (PO43)
Phân lân cần thiết cho cây ở quá trình sinh trưởng, thúc đẩy quá trình sinh hoá, quá trình trao đổi chất và năng lượng của thực vật, làm cho cây trồng cứng cáp, cành lá khoẻ, quả hoặc củ to…
- Phân lân có mấy loại
Phân lân được chia làm 3 loại: Loại hòa tan được trong nước như Supe lân và Diamon Photphat hay còn gọi là DAP; loại ít hòa tan, chỉ tan trong axit yếu như lân nung chảy; loại khó tan trong nước là các loại từ quặng tự nhiên như apatit, photphorit, bột xương động vật….
- Cách tốt nhất để phân giải phân lân trong đất
Hiện nay, Các loại phân lân được sử dụng nhiều nhất trong nông nghiệp là loại phân khó tan, bởi vì Các loại phân lân hòa tan như Supe lân và DAP có tính axit nên làm chua đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và vi sinh vật có lợi trong đất.
Để có thể sử dụng các loại phân lân khó tan hiệu quả, không gây tồn dư lân trong đất. Sau khi bón chúng ta cần bổ sung thêm các chủng vi sinh vật có khả năng phân giải lân bởi vì chủng vi sinh vật có khả năng phân giải lân mạnh nhất. Sản phẩm hữu hiệu nhất hiện nay đã được các giáo sư đầu ngành trong nông nghiệp nghiên cứu và cấy tạo thành công đó là Chế phẩm vi sinh Michiko THT.
Chế phẩm Vi sinh cần được bổ sung định kỳ từ 3 – 4 tháng/lần cho đất để đảm bảo lượng phân lân được sử dụng hiệu quả nhất. Chế phẩm THT hoạt động nhờ cơ chế sản sinh không ngừng của các vi sinh vật, các vi sinh vật này giúp giải phóng triệt để phân lân nói riêng và các loại tạp chất còn tồn dư trong đất, khiến cho đất trở nên tơi xốp, khỏi bạc màu. Những hóa chất tồn dư sẽ được phát huy tác dụng và biến thành nguồn dinh dưỡng mới cho đất.